Văn phòng phẩm Thủ Đô | Văn phòng phẩm tốt

Chuyên văn phòng phẩm giá tốt

Phục vụ người tiêu dùng với những sản phẩm có giá ưu đãi

Mẫu mã đang dạng,phong phú về chủng loại

Hướng tới là siêu thị văn phòng phẩm online cho mọi người,luôn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của mọi lứa tuổi

Chất lượng luôn được ưu tiên hàng đầu

Văn phòng phẩm Thủ Đô không chỉ lấy uy tín để đảm bảo với khách hàng về giá cả mà còn cả về chất lượng sản phẩm

Tư vấn tiêu dùng cho người sử dụng

Không chỉ cung cấp các sản phẩm,Văn phòng phẩm Thủ Đô còn tư vấn chăm sóc khách hàng có được sự chọn tối ưu nhất

Đại lý bán buôn bán lẻ uy tín chất lượng

Công ty luôn đặt ra phương châm sự hài lòng của khách hàng là niềm vui đối với chúng tôi

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Văn phòng phẩm_Tái chế nguyên liệu giấy

Hằng năm hàng tỉ hộp sữa đóng gói giấy được tiêu thụ ở Việt Nam đồng nghĩa với việc chúng ta phải sống trong môi trường rác một cách lãng phí.Mới đây nhờ sự thúc đẩy đầu tư cho việc cải thiện môi trường sống có 2 nhà máy giấy thử nghiệm biến rác này thành văn phòng phẩm, bìa cạc-tông, làm lõi cuộn chỉ... bước đầu đã thu được kết quả khả quan.

Rác có giá ?

Nhắc tới sữa người tiêu dùng Việt Nam nghĩ ngay tới nhãn hàng chất lượng Việt Vinamilk.Đơn vị đi đầu trong việc sử dụng hộp giấy tiệt trùng vào những năm 1994 cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng. Đến nay, có vô số sản phẩm đa dạng khác như sữa chua, sữa đậu nành, nước trái cây, trà... sử dụng các loại hộp giấy tiệt trùng. Theo nhà cung cấp bao bì Tetra Pak (cung cấp 80% sản phẩm đóng gói bằng hộp giấy cho thị trường VN), hộp giấy đóng gói này là sự kết dính của 3 loại nguyên liệu: giấy bìa chất lượng cao, lớp nhựa và lớp nhôm. Lớp giấy chiếm 74% trọng lượng, lớp nhựa 22%, lớp lá nhôm cực mỏng 4%.Bên cạnh đó lớp giấy sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên có thể được tái sinh.Giấy thu được sau tái chế sử dụng làm sản phẩm giấy khác : túi, hộp giấy bìa, giấy vệ sinh, tập, hộp đựng trứng...Nhựa, nhôm có thể dùng làm nguyên liệu lợp mái, vật liệu xây dựng, đồ đạc... Tuy nhiên,khâu thu thập nguyên liệu không được khép kín do việc phân loại rác từ nguồn chưa được đẩy mạnh nên người tiêu dùng đã vứt đi hộp sữa bằng giấy.

van-phong-pham

Tái chế giấy thành Namecar  cá tính

Thử nghiệm tái chế vỏ hộp sữa bằng giấy từ 1 tấn nguyên liệu là vỏ hộp giấy, qua máy nghiền thủy lực, tách được 500 kg bột giấy và 500 kg màng nhựa, nhôm. Từ bột giấy sản xuất ra lõi cuộn dùng trong ngành dệt.
Giá thành sản xuất từ vỏ hộp giấy (thu mua 1 triệu đồng/tấn hộp giấy) so với nguyên liệu tương đương nhau, nhưng chất lượng sản phẩm làm ra tăng lên 20% - 30% nhờ bột giấy tốt. 500 kg màng nhựa, nhôm có thể bán lại cho công ty sản xuất vật liệu xây dựng. Đã có công ty sản xuất vật liệu xây dựng đặt hàng hợp chất này và ra giá hẳn hoi.

Với tính toán như vậy, ông Vinh dự định trang bị máy tối tân hơn tự động hóa quá trình tách giấy và nhựa, nhôm. Phần giấy thu được sẽ sản xuất lớp sóng trong bìa cạc-tông. Chất lượng giấy tốt sẽ giúp sản phẩm có chất lượng cao và mang lại hiệu quả kinh tế.


Nhu cầu nhập nguyên liệu tăng dần

Tái chế vỏ hộp sữa bằng giấy để sản xuất văn phòng phẩm như danh thiếp, bao thư, túi giấy... với số lượng nguyên liệu trên 10 tấn.Loại giấy tái chế từ hộp sữa có màu sáng và đẹp hơn các loại giấy tái chế khác. Nhiều công ty và thâm chí là người tiêu dùng rất thích làm danh thiếp, bao thư , túi giấy... trong giao dịch cho công ty mình bằng loại giấy này do nhìn lạ mắt và cá tính.


Đề xuất phát triển mô hình quỹ tái chế chất thải

Thống kê và dự toán sơ bộ của Công ty Môi trường đô thị TP.HCM, mỗi ngày TP.HCM có 5.229 tấn chất thải rắn sinh hoạt, mỗi năm tăng khoảng 40%. Đến năm 2010, TP.HCM thải ra 23 triệu tấn chất thải rắn. Riêng rác chợ và rác thực phẩm, mỗi ngày TP.HCM xả ra khoảng 4.300 tấn. Nhưng hiện nay, giải pháp duy nhất của TP là chôn lấp.

“Rất cần có một quỹ tái chế”, nhiều loại rác thải nguyên liệu, phế liệu của nước ta được Trung Quốc mua về, tái chế và bán lại với giá thành khá rẻ, chất lượng tốt. Đó cũng là lý do vì sao hàng Trung Quốc rẻ lại cạnh tranh được với nhiều mặt hàng trong nước. Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế nào cho quỹ tái chế hoạt động.


Văn phòng phẩm Thiên Long vượt qua khủng hoảng

Theo các chuyên gia khủng hoảng kinh tế toàn cầu được dự toán từ năm 2008 và cho rằng đỉnh điểm của khủng hoảng sẽ rơi vào năm 2012 và 2013. Theo số liệu tổng kết năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hơn 54.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động , 70.000 doanh nghiệp thành lập mới.Mức tăng trưởng GDP năm 2012 vẫn có 5,03%. Chính bởi những khó khăn chung nên những doanh nghiệp đòi hỏi chiến lược sản xuất - kinh doanh bền vững và có sự đầu tư hiệu quả, đúng mức. Tại lễ trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2013 - tôn vinh thương hiệu, sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế .So với năm 2011 cùng kì của các doanh nghiệp trong danh sách Top 10 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2013 tăng từ 91,45 nghìn tỷ đồng lên 216,54 nghìn tỷ đồng.Xét theo tổng doanh thu lợi nhuận tăng từ 9 nghìn tỷ đồng lên gần 38 nghìn tỷ đồng trong đó nộp ngân sách tăng từ 9,6 nghìn tỷ đồng lên 29,59 nghìn tỷ đồng.


van phong pham


Trong buổi trao đổi trực tiếp với TS VÕ VĂN THÀNH NGHĨA - Tổng Giám đốc Tập đoàn văn phòng phẩm Thiên Long chia sẻ một số kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp trên hành trình xây dựng và duy trì vị trí dẫn đầu cho thương hiệu Thiên Long tại thị trường nội địa và quốc tế.Đưa văn phòng phẩm Thiên Long thoát khỏi cơn bão khủng hoàng toàn cầu hiện nay

Giữa bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp VN thua lỗ bị đóng cửa, hoặc thu hẹp sản xuất thì có những kết quả kinh doanh ấn tượng của các doanh nghiệp Top 10 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2013 - trong đó có Tập đoàn Thiên Long nỗ lực,cần nói đến niềm tin. Bởi lẽ nếu không có niềm tin vào chính bản thân mình, vào những người cống hiến cho sự nghiệp phát triển của công ty, vào sự phục hồi và phát triển của thị trường trong nước và xuất khẩu trong tương lai…Sự cam kết, đồng tâm hiệp lực và tính quyết thắng của doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết tinh thần cùng mọi người nỗ lực cần thiết và quan trọng nhất trong công tác quản trị.Sau khi vượt qua cơn bão khủng hoảng tình hình kinh tế ổn định khi đã có sự nỗ lực gặp khó khăn sức mạnh sẽ tăng lên gấp hai, gấp ba…Có thể kể đến như việc tăng cường công sức, thời gian chăm sóc khách hàng và bán hàng để giữ niềm tin khách hàng hiện tại và thêm khách hàng mới. Sự sáng tạo trong sản xuất cho sản phẩm chất lượng tốt nhất nhưng giá bán phù hợp, với nguồn vốn tiết kiệm tối đa mọi chi phí nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp v.v... Nói một cách khác, nỗ lực của nhiều nỗ lực. Với sự hỗ trợ bởi đội ngũ chuyên nghiệp điều hành cùng hàng ngàn cán bộ công nhân viên ngày đêm cùng nhau quyết tâm hoàn thành chiến lược đề ra để giúp doanh nghiệp tồn tại.Phát triển trong thời gian qua không phải là một việc làm dễ dàng cũng cần được kể đến là sự học hỏi không ngừng. Nhiều bài học quản trị quan trọng được đúc kết trong những lúc doanh nghiệp gặp sóng gió đã giúp cho Thiên Long tự tin hơn khi đối mặt với những thách thức mới.

Để lý giải cho sự thành công hay thất bại trong kinh doanh, một trong những nguyên nhân thường được nhắc đến là sự may rủi. Kết quả kinh doanh ấn tượng của Tập đoàn Thiên Long những năm qua cùng sự thành công trong quá trình khẳng định thương hiệu Thiên Long trong ngành hàng văn phòng phẩm có sự xuất hiện của những yếu tố mang ý nghĩa tinh thần.

Trong sự thành công của Thiên Long, ít nhiều có yếu tố của sự may mắn một đội ngũ làm việc đồng điệu với nhau. Những quyết định của được đưa ra vào đúng thời điểm thích hợp.Một tinh thần đồng đội thực sự và tính nhân hòa trong mọi hoàn cảnh để mọi người quyết tâm cùng nhau vượt qua những khó khăn và đi đến thành công.

Giữa hai quá trình phấn đấu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành hàng văn phòng phẩm và duy trì cho tới hiện tại có những khó khăn và thách thức giống và khác nhau.Có những lúc diễn ra song hành việc duy trì có nghĩa luôn phấn đấu để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu. Không có khái niệm chấm dứt quá trình này để bắt đầu một quá trình khác hoặc ngược lại. Dù ở quá trình nào, Ban lãnh đạo Tập đoàn văn phòng phẩm Thiên Long cũng luôn xác định trước những khó khăn và thách thức, đồng thời đưa ra kế hoạch hành động để vượt qua.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Văn phòng phẩm cần đa dạng hơn

Văn phòng phẩm cần đa dạng hơn

Với sự gia tăng về dân số kéo theo nhiều vấn đề trong xã hội ngày nay đặc biệt đó là liên quan tới hàng tiêu dùng,sự cân bằng giữa cung và cầu nhằm đáp ứng đời sống con người tốt hơn.Văn phòng phẩm đươc coi là một trong những ngành tiêu dùng có liên quan trực tiếp tới đời sống,công việc và sinh hoạt lao động.Chính vì điều này các doanh nghiệp về lĩnh vực văn phòng phẩm luôn tận dụng tối đa về mặt bằng và cắt giảm chi phí,ngày càng đổi mới hơn về mẫu mã và chủng loại để phù hợp với thị yếu bên cạnh đó là đẩy mạnh hơn tính cạnh tranh trong văn phòng phẩm


van phong pham


Giám đốc Công ty văn phòng phẩm Hoàng Lâm chi sẻ “Trong khả năng của công ty, luôn ủng hộ hàng nội tối đa, thực tế việc kinh doanh cũng khó khi mẫu thì ít đa dạng, giá luôn đắt hơn”.Ví dụ cho nhận định trên ông đưa ra : Các loại vở do Việt nam sản xuất đều lấy nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan bởi tính ưu việt của chúng như chất lượng tốt, láng mịn mà giá giấy nhập chỉ khoảng 21 triệu đồng/tấn so với giấy nội cùng loại và tính chất tương tự giá thành rơi vào khoảng 25 triệu đồng/tấn.



Các nhà sách, cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm lớn cũng cho hay có thể thấy hàng nội chưa đa dạng hóa mẫu mã.Hiện nay trên thị trường điểm danh có 32 loại bút bi bày trên quầy của một nhà sách đường Nguyễn Thị Minh Khai, chỉ có 5 loại là bút nội địa, còn lại là bút Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và một số ít là bút hàng hiệu của Mỹ, Pháp.

Nhu cầu tiêu dùng văn phòng phẩm ước tính tăng khoảng 10 -15%/năm. Thị trường văn phòng phẩm tại TP HCM mỗi năm tiêu thụ khoảng 1000 tỷ đồng cho mua sắm văn phòng phẩm, hàng nhập chiếm tới 50%. Trong số hàng trăm nhãn hiệu văn phòng phẩm đang có bán tại Việt Nam, được phân phối chính thức chỉ có một số ít như Bic, Pentel… còn lại chủ yếu là hàng nhập từ nguồn trôi nổi do các công ty thương mại mua từ nhiều nơi khác nhau.


Giám đốc công ty nhựa Sài Gòn, cho biết, các công ty Việt Nam thiếu nhà kinh doanh thương mại giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm.Việc liên kết các doanh nghiệp với nhau sẽ giảm được đáng kể chi phí cũng như tránh tình trạng dư thừa phế phẩm.Trong kế hoạch sản xuất của Nhựa Sài Gòn còn một số mẫu kệ đựng hồ sơ lắp ráp theo tầng, kệ đựng nghiên bút trên bàn giấy… với mẫu đẹp và khá lạ, nhưng công ty chưa dám cho sản xuất hàng loạt. Vì để bù đủ chi phí cho làm khuôn đòi hỏi phải sản xuất số lượng lớn, nhưng thị trường thích nhiều mẫu đa dạng và các nhà bán lẻ không chấp nhận mua số lượng nhiều cho một mẫu hàng đơn điệu.


Phó Tổng giám đốc công ty Giấy Vĩnh Tiến nhận định : “Hiện tại Việt Nam chưa có định nghĩa rõ ràng cho công nghiệp văn phòng phẩm. Các doanh nghiệp nhắm đến vẫn là những vật dụng thiết yếu như vở, bút”. Theo ông Đại, một ngành công nghiệp văn phòng phẩm đúng nghĩa là phải có khả năng tạo ra chất liệu và mẫu mã mới cho thị trường.


Trong thời đại ngày nay cũng cần biết tận dụng tối đa mạng Internet để quảng cáo, để tiếp thị, khi đó sẽ cắt giảm được khá nhiều chi phí, trong khi đó tính cạnh tranh lại cao, vì vậy mọi chi phí đều giảm khi đó mới có đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ hàng nhập khẩu, cạnh tranh với các nước chuyên sản xuất hàng nhái như Trung Quốc, đặc biệt sắp tới chúng ta lại phải cạnh tranh trực tiếp với khối ASIAN, khi hàng rào phi thuế quan về không đồng.